Mỗi Năm Biết Thêm Một Điều Mới
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mỗi Năm Biết Thêm Một Điều MớiĐăng Nhập

Kết nối để thành công

Chào mừng bạn đến với diễn đàn DNTG - Diễn Đàn Chia Sẻ Kiến Thức
Địa chỉ hiện tại của diễn đàn là dntg.forumotion.com
Vui lòng gửi cho chúng tôi một email về giang@dntg.vn nếu bạn có bất kỳ góp ý nào về diễn đàn và nhận 10 điểm tín nhiệm
Bạn có nguyện vọng đóng góp vào diễn đàn? Gửi yêu cầu về giang@dntg.vn và tham gia với chúng tôi ngay.
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO giang@dntg.vn

description[Biển Đảo] Tình hình Biển Đông nóng trở lại - Báo chí nước ngoài nói gì? Empty[Biển Đảo] Tình hình Biển Đông nóng trở lại - Báo chí nước ngoài nói gì?

more_horiz

Có thể chính cơn sốt dầu mỏ đã thúc đẩy Trung Quốc suy nghĩ lại về việc vươn ra Biển Đông?


 
     Ở vùng biển Biển Đông giàu tài nguyên, nỗ lực khai thác và thăm dò của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào vùng phía bắc chứ không phải vùng phía nam. Trung Quốc không sở hữu bất kỳ giếng dầu và khí đốt ở vùng biển Trường Sa – nơi xảy ra nhiều tranh chấp, và không khai thác được thùng dầu nào từ đó.
 
     Tuy nhiên, ở phía Trung và phía Nam Biển Đông, dường như những nỗ lực thăm dò dầu mỏ của Việt Nam đã làm rấy lên điều gì đó.
 
     Việt Nam đã cấp quyền khai thác dầu mỏ và khí đốt tại khu vực Trường Sa cho các đại gia dầu mỏ quốc tế và ký kết các hợp đồng khoan khai thác đa phương với hơn 30 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và Hà Lan.
 
     Với cơn sốt dầu mỏ ở Việt Nam trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông, khả năng rất cao là Trung Quốc sẽ thực hiện điều chỉnh chiến lược hiện tại của mình về khai thác dầu mỏ trong khu vực. Họ sẽ cần phải suy nghĩ lại chính sách của mình đối với các quốc gia đang tranh chấp để hướng tới việc cùng nhau phát triển nguồn lực.
 
 
Mong đợi còn xa lắm!
 
 
     Cho đến nay, Trung Quốc có thái độ miễn cưỡng chấp nhận việc mở rộng khai thác dầu mỏ của Việt Nam ở Trung và Nam Biển Đông. Lý do được họ đưa ra là vì chính phủ Trung Quốc sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế cho sự hòa bình và ổn định trong khu vực.
 
[Biển Đảo] Tình hình Biển Đông nóng trở lại - Báo chí nước ngoài nói gì? Hai-duong-981
 
Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong công nghệ khai thác dầu và khí đốt. Giàn khoan Hải Dương 981 (trên) được xếp hạng là 1 trong những tiến bộ quan trọng Trung Quốc thực hiện được.
 
     Ví dụ, trong hơn hai thập kỷ qua, chính phủ Trung Quốc nói rằng họ đã phải hạn chế nhiều trong việc thực hiện hợp đồng đã ký với Công ty năng lượng Crestone của Mỹ sau những nỗ lực khoan dầu bị Việt Nam cản trở vào đầu những năm 1990 trong cái gọi là Khu Vạn An Bắc 21 (còn có tên là Khu Bãi Tư chính 21).
 
     Nhưng trong những năm gần đây, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam – Petro Việt Nam, đã nỗ lực tăng cường khai thác trong đường 9 khúc đang nhiều tranh cãi - mà bản đồ do chính phủ Trung Quốc đưa ra khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều vùng của Biển Đông. Mà năm 2010, có đến 68 mỏ dầu và khí đốt, cho tổng số dầu thô hàng năm sản xuất trên 25 triệu tấn, vượt xa nhu cầu tiêu thụ nội địa Việt Nam.
 
     Trung Quốc có thể phản ứng với những nỗ lực của Việt Nam như thế nào?
 
Trung Quốc sẽ phẩn ứng ra sao?
 
     Đầu tiên, Trung Quốc có thể tiến hành đánh giá toàn diện về hiệu quả thực sự của chính sách lâu nay của mình là gạt tranh chấp sang một bên vì sự phát triển chung và xây dựng cơ quan phát triển đa phương để khai thác tài nguyên trong khu vực tranh chấp. Chính sách này đã được đưa ra để khắc phục những sự khác biệt và xây dựng lòng tin thông qua hợp tác kinh tế trong khu vực biển tranh chấp, với mục tiêu cuối cùng là duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
 
     Nhưng hiệu quả thực sự của chính sách hợp tác phát triển nguồn tài nguyên này đã rất thỏa đáng, ít nhất là trong thời gian này. Một trong số ít những điểm nổi bật của chính sách này là Hiệp định Công tác địa chất hải dương chung ba bên cho vùng biển chung tại khu vực Biển Đông mà Trung quốc, Việt Nam và Philippines ký năm 2005.
 
     Tuy nhiên, hiệp định này cũng không đạt được kết quả như mong muốn và dừng lại ngay sau khi kết thúc giai đoạn đầu tiên.
 
     Công bằng mà nói chính sách này đã lâm vào bế tắc và rất ít hy vọng có thể tạo ra sự tiến bộ hơn trong tương lai gần. Vì vậy, việc mong chờ một cách tiếp cận khác chủ động hơn là hợp lý.
 
     Thứ hai, Trung Quốc có thể dịch chuyển việc tập trung khai thác dầu từ miền bắc xuống miền Trung và miền Nam trong vùng biển Nam Trung Hoa, việc này sẽ dẫn đến xích mích nhiều hơn với Việt Nam, chẳng hạn như những cuộc giao tranh hồi tháng 5 năm 2014. Tháng đó, Trung Quốc đã chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào gần quần đảo Hoàng Sa, một động thái rấy lên sự phản đối quyết liệt từ phía Việt Nam. Việt Nam tuyên bố rằng hành động này vi phạm chủ quyền lãnh thổ, trong khi Trung Quốc tuyên bố là hợp pháp vì nó hoạt động trong vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát quân đội Trung Quốc.
 
     Nhiều người nhận thấy rằng việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khai thác là bằng chứng của sự chuyển dịch về phía nam.
 
     Hiện nay, các mỏ khí đốt tự nhiên của Trung Quốc (như Liwan 3-1, Liuhua 34-2 và Liuhua 29-1) chủ yếu nằm ở các lưu vực cửa sông Pearl, lưu vực Yinggehai và các lưu vực khác ở phía bắc của Biển Đông.
 
     Như để bắt đầu những bước mà chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện để đối phó với cuộc chiến dầu mỏ của Việt Nam ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, có một điều rõ ràng là - có một cách tiếp cận chủ động hơn.
 
     Tuy nhiên trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong công nghệ khai thác dầu và khí đốt, đó là nền tảng cho sự dịch chuyển về phía nam. Giàn khoan Hải Dương 981 xếp hạng là một trong số các tiến bộ công nghệ quan trọng bên cạnh Tàu dầu khí Hải Dương 720 - một tàu thăm dò địa chấn địa vật lý nước sâu lớn; và Tàu triển khai lắp đặt đường ống thăm dò dầu mỏ biển sâu Hải Dương 201.
 
[Biển Đảo] Tình hình Biển Đông nóng trở lại - Báo chí nước ngoài nói gì? Tau-dau-khi-hd-201
 
   Tàu dầu khí Hải Dương 201 là chiếc tàu duy nhất hiện nay trên thế giới có khả năng khoan thăm dò độ sâu 3000 m, tải trọng nâng 4000 tấn và hệ thống định vị tự động. 
 
     Thứ ba, Trung Quốc có thể điều chỉnh phù hợp với sự phân chia lợi nhuận từ việc khai thác dầu ở Biển Đông.
 
     Từ những năm 1980, Trung Quốc đã ký kết hợp đồng hợp tác với hơn 40 công ty dầu khí từ hơn 10 quốc gia (có cả Hoa Kỳ, Anh và Pháp), trong đó Trung Quốc nói chung vẫn giữ được 51% trong tổng lợi nhuận.
 
     Tuy nhiên, so với Việt Nam vẫn ít hơn 20% - như trong thương vụ gas Hồng Ngọc Ruby - đề nghị của Trung Quốc đưa ra rõ ràng kém hấp dẫn hơn đối với các đại gia dầu mỏ quốc tế. Vì vậy, việc Trung Quốc giảm ưu thế trong hợp tác quốc tế về thăm dò dầu khí tại Biển Đông trong tương lai là điều hợp lý.
 
     Việt Nam ngày càng được tăng cường các hoạt động vận động ngoại giao và đưa ra các hành động cụ thể để củng cố quyền kiểm soát của mình đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển. Cần lưu ý rằng giếng dầu năng suất lớn nhất của PetroVietnam hoàn toàn nằm trong đường chín đoạn của Trung Quốc đưa ra.
 
     Vậy những bước tiếp theo mà chính phủ Trung Quốc thực hiện để đối phó với cuộc chiến dầu mỏ với Việt Nam trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông là gì? Có một điều rõ ràng có thể nhận thấy là cách tiếp cận của họ ngày càng chủ động và có phần manh động hơn.
Nguồn: http://thuysangiaothuy.com/Tin-tuc-moi/Tinh-hinh-Bien-Dong-nong-tro-lai-Bao-chi-nuoc-ngoai-noi-gi.html
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply