Lần đầu tiên, một hệ thống nuôi thủy sản khép kín (CSA) được lựa chọn thay thế cho hệ thống nuôi lồng bè đã có mặt tại Việt Nam vừa được giới thiệu tại Hội thảo “Quốc tế về phát triển môi trường biển bền vững”, tại Hà Nội, ngày 18/10/2010, do Dự án SEMG cùng Đại học Quốc Gia, Cty tư vấn tài chính ngân hàng và đầu tư (FBCI) tổ chức. Giải pháp mới



Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc giaphát triển mạnh về nuôi thủy sản. Được xem là giải pháp nhằm giảm bớt sức ép từviệc khai thác, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng qua các năm. Theo Tổng cụcThống kê thì 9 tháng năm 2010, sản lượng nuôi thủy sản nước ta tính đạt 2.013nghìn tấn (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2009), trong đó: cá đạt 1.526 nghìntấn, tăng 4,5%; tôm đạt 320 nghìn tấn, tăng 6,8%. Nhưng có một thực trạng nuôitại Việt Namlà sự thiếu quy hoạch và nuôi quảng canh là chủ yếu. Các khu vực nuôi thích hợptrên vịnh đang khan hiếm. Phần lớn thủy sản nuôi trong các hệ thống lồng bè gầnsát bờ gây ô nhiễm môi trường ven bờ; thức ăn thừa cùng nước thải chưa xử lýđược đổ thẳng ra vùng nước gây ô nhiễm nước biển. Thêm đó, cá trong lồng dễ mắcbệnh từ các mầm bệnh trong môi trường hoang dã và cũng làm lây bệnh cho cácsinh vật hoang dã khác.



Nhìn thấy những khó khăn đó, một hệ thống nuôi trồng thuỷ hải sản khépkín đã có mặt tại Việt Nam.CSA là một trong hệ thống nuôi trồng thuỷ hải sản tiên tiến nhất trên thế giới,do ông Nitsan Yanovski, giám đốc điều hành Quỹ đầu tư As Pas Yan Châu Á - TháiBình Dương; Giáo sư Yoni Zohar - Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học biển,Hoa Kỳ và ông Asher Sadan Quản lý cao cấp tại Việt Nam nghiên cứu và sáng lậpthông qua dự án SEMG.



Tại Hội thảoQuốctế về phát triển môi trường biển bền vững”, Trường Đại học Quốc giaHà Nội và dự án SEMG đã ký kết văn bản ghi nhớ trong việc hợp tác triển khai hệthống nuôi hiện đại này tại Việt Nam và địa phương đầu tiên thực hiện là tỉnhQuảng Ninh.


Hệ thống nuôi thủy sản khép kín (CSA): Giải pháp khả thi nuôi sạch Index
Hệ thống nuôi thủy sản khép kín (CSA): Giải pháp khả thi nuôi sạch DCC_1287651502.jpg

Toàn cảnh hội thảo


Vì môi trường


SEMG mang lại một giải pháp khả thi cho việc nâng cao chất lượng cá vàthức ăn cho cá, cùng với việc hấp thu khí thải CO2, mang lợi ích cho môitrường. Mô hình này cho phép nuôi cá sạch chất lượng cao, đồng thời giảm đượckhí thải carbon.



Trang trạithuỷ sản đầu tiên của dự án SEMG sẽ được xây dựng tại Việt Nam có tổngdiện tích 400.000m2. Sản lượng cá ban đầu là 500 tấn/năm và tăng lên5.000 tấn/năm (giai đoạn 3); Sản lượng tảo là 30 tấn/năm (giai đoạn 1), 150tấn/năm (giai đoạn 3). Đối tác chiến lược là Đại học Quốc tế T.P Hồ Chí Minh vàcác nhà máy điện tại Việt Nam.

Hệ thống củaSEMG có thể giúp cá tăng trưởng gấp đôi khi được nuôi trong hệ thống lồng bètiêu chuẩn với hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn. Tỷ lệ tăng trưởng được các nhànghiên cứu so sánh như sau: cá thương phẩm có trọng lượng từ 400-450 gr, khinuôi bằng lồng bè truyền thống, thời gian để cá đạt trọng lượng trên là 16-18tháng. Trong khi nuôi theo hệ thống SEMG, chu kỳ phát triển tương đương trungbình là 9 tháng với hệ số chuyển hoá thức ăn cao hơn. Thành công trong rút ngắnchu kỳ có được là những điều kiện tối ưu được duy trì trong hệ thống khép kín.

Bên cạnh tốcđộ tăng trưởng cao, hệ thống nuôi của SEMG còn có nhiều ưu điểm quan trọng khácnhư: giảm được chi phí thức ăn, giảm thiểu tác động bởi bão và thời tiết khắcnghiệt, an toàn về sinh học, không có chất thải thải ra ngoài. Hệ thống SEMG cóthể nuôi cả các loài cá phi bản địa, môi trường sinh trưởng được hoàn toàn kiểmsoát. Lợi nhuận đạt được trong khoảng thời gian tương đối ngắn so với các hìnhthức đầu tư khác trong việc nuôi cá.
Với những công nghệ và phương pháp nuôi tiên tiến và độc đáo của SEMG sẽđưa Việt Namtrở thành mũi nhọn của thế giới trong lĩnh vực này và sẽ sẽ trở thành một môhình cho các nước trong khu vực và trên thế giới...


[b]thuysanvietnam.com.vn
[/b]