Cá giống có trọng lượng theo quy cách giống. Thực
tế trong quá trình nuôi cá ở bè để nâng cao sức đề kháng với điều kiện
bất lợi của môi trường và phù hợp với thiết kế bè. Cá nuôi thường có
kích thước lớn hơn kích thước của cá giống thông thường.
1. Chọn vị trí
đặt bè

Đặt bè ở sông, kênh rạch
lớn, hồ chứa nước...cần có những điều kiện sau:
- Thủy vực có mức nước sâu.
- Chất lượng nước tốt, không bị ô nhiểm
(dầu, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp...)
- Lưu tốc dòng chảy: 0.2-0.3 m/giây
- Độ đục < 100 mg/l
-
Tránh nơi có lưu tốc dòng chảy >1 m/giây
- Tránh nơi có nhiều tàu bè qua lại
- Tránh nơi có nhiều rong, lục bình và các loại cây cỏ thủy
sinh khác...
- Đặt bè theo chiều
dọc: bè cách bè từ 200-500 m.
2. Kết cấu bè nuôi
2.1. Vật liệu
· Vật liệu làm khung và vách bè:
- Gỗ, Tre
- PVC, lưới
- Sắt, Inox.

· Vật liệu làm phao
- Thùng phi
- Tre
- Thùng nhựa PVC

2.2. Kích thước bè nuôi cá

Tùy vào điều kiện kinh tế của nông hộ,
một số bè nuôi có kích thước phổ biến như sau:
- Quy mô nhỏ (lồng)
-
80-100 m3
- 181-280 m3

- > 280 m3
2.3. Độ
ngập nước bè nuôi

2.5-4 m
3. Biện pháp
kỹ thuật nuôi

3.1. Mùa
vụ nuôi

- Mùa vụ ương cá giống
(Tra, Basa, Lóc đen, Lóc bông): Tháng 5-tháng 7
- Mùa vụ nuôi cá thương phẩm: tháng 7-tháng
9
3.2. Quy cách giống và
mật độ thả nuôi

v Quy cách
giống:
- Kích thước cá đồng đều,
khỏe mạnh.
- Nhiều nhớt không bị
thương tích, xây xát.
- Cá giống có
trọng lượng theo quy cách giống. Thực tế trong quá trình nuôi cá ở bè để
nâng cao sức đề kháng với điều kiện bất lợi của môi trường và phù hợp
với thiết kế bè. Cá nuôi thường có kích thước lớn hơn kích thước của cá
giống thông thường.
+ Cá Lóc, Lóc
bông: 20-30 gr/con.
+ Cá Basa, Tra:
100-120 gr/con.
v Mật độ thả
nuôi:


Loài cá nuôi

Kích thước

Mật độ (con/m3)

Basa, Tra
Lóc đen, Lóc bông

100-120 gr/con
20-30
gr/con


60-120
80-120

Có thể ghép cá He,
Chép (5-10%) đối với bè nuôi cá Basa, Tra.
4. Chăm sóc quản lý bè nuôi

4.1. Thức ăn

v Thành
phần thức ăn

- Thành phần thức
ăn cho cá Basa, cá Tra:
+ Giai đoạn
cá còn nhỏ (cá 2 tháng tuổi): Hàm lượng đạm trong công thức thức ăn cao
(30-32%).
+ Giai đoạn cá tăng
trưởng: hàm lượng Protein trong công thức thức ăn dao động từ 18-25%.
Thông thường người nuôi cá bè ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp sử dụng
công thức thức ăn tự chế gồm:
- Cám:
60-70%
- Cá biển, tạp nước ngọt:
30-40%
Cấn bổ sung Vitamine C (60
mg/kg thức ăn) hoặc prozyme vào công thức thức ăn giúp cá tăng khả năng
đề kháng và phát triển tốt.
- Thành
phần thức ăn cho cá Lóc:
+ Cá biển,
tạp, ốc băm nhỏ.
+ Luyện cá sử dụng
thức ăn tự chế biến có hàm lượng đạm từ 25-30% kết hợp với Vitamine C
(30-35mg/kg thức ăn) hoặc prozyme trong công thức phối hợp thức ăn.
v Khẩu phần cho cá ăn
- Thay đổi theo sự gia tăng trọng lượng cá
nuôi sau mỗi tháng kiểm tra.
- Thông
thường: 3-20 %/ trọng lượng cá/ngày.
v Thời gian cho ăn: 2-4 lần/ngày/tổng số thức ăn.
4.2. Chăm sóc và quản lý bè nuôi

- Kiểm tra vị trí bè nuôi (hệ
thống dây neo, phao).
- Quan sát
điều kiện môi trường nuôi.
- Tình
hình sức khỏe của cá nuôi (thông qua hoạt động ăn mồi).
- Vệ sinh, lau chùi mặt sàn bè.
- Vớt bỏ lục bình, cỏ rác mắc ở 2 đầu mặt
khạy bè, tạo dòng chảy qua bè được thông thoáng.
- Hạn chế rong rêu, thức ăn thừa lắng đọng
và bám ở thành bè... là giá thể rất tốt cho sự phát triển của các tác
nhân gây bệnh cho cá nuôi ở bè.
-
Kịp thời cung cấp thêm Oxy cho cá nuôi bè khi dòng chảy trên sông rạch
bị giảm trong ngày.
4.3. Quản
lý bệnh cá nuôi

- Phòng bệnh
là giải pháp hiệu quả nhất.
- Tuân
thủ các yêu cầu kỹ thuật trước và trong khi nuôi cá.
5. Thu hoạch

Thu hoạch 1 lần là biện pháp thu hoạch
hiệu quả nhất.
6.
Hiệu quả kinh tế
- Tổng chi
phí.
- Tổng thu nhập.




vasep