Trước đây do nguồn giống phụ thuộc tự nhiên nên ngư dân thường nuôi 2 mùa chính, vụ 1 từ tháng 4-6, vụ 2 từ tháng 11-12, thu hoạch cá thịt vào tháng 5-6 hoặc tháng 12-1 năm sau đó. Hiện nay chúng ta đã chủ động con giống sinh sản nhân tạo nên mùa vụ thả giống có thể thả nuôi quanh năm. st1\:*{behavior:url(#ieooui) }
1. Thiết kế và xây dựng ao
1.1 Lựa chọn vị trí
Ao được xây dựng gần sông, kênh mương lớn, mực nước sông ít thay đổi theo thủy triều và độ sâu tối thiểu của ao phải đảm bảo chiều cao ngập nước là 1,5m. Nước sông nơi xây dựng ao không ảnh hưởng trực tiếp nước phèn, không bị ô nhiễm, nhất là gần các cống nước thải đô thị, nước thải các nhà máy sử dụng hóa chất, các khu ruộng lúa sử dụng thuốc sát trùng…
Ngoài ra, ao nuôi cá nên xây dựng gần nguồn cung cấp thực phẩm nuôi cá, vị trí thuận tiện giao lưu, gần các trục lộ giao thông thủy bộ để việc vận chuyển thức ăn, cá giống và buôn bán cá thịt được dễ dàng thuận lợi. Khi chọn vị trí xây dựng ao phải xem xét nhiều mặt, cân nhắc hợp lý các điều kiện và các tiêu chuẩn trên để quyết định chính xác. Tuy nhiên, chất lượng nước và nguồn nguyên liệu thức ăn là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Nguồn nước không nhiễm các mầm bệnh Virus, thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác.
1.2 Chuẩn bị ao.
Ao nuôi cá tra có diện tích từ 500m2 trở lên, có độ sâu nước 2-3m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mức nước cao nhất trong năm, cần thiết kế cống để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao. Ao nên gần nguồn nước như sông, kênh mương lớn để có nước chủ động.
Các chỉ tiêu chủ yếu của môi trường ao cần đạt như sau:
* Nhiệt độ nước 26-30oC
* pH thích hợp 7-8
* Hàm lượng Oxy hòa tan>2mg/lít
Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị ao như sau:
* Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá tạp trong ao. Dọn sạch rong, cỏ dưới đáy và bờ ao.
* Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn dày 0,2-0,3m.
* Lắp hết hang hốc, lỗ mọi rò rỉ và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.
* Dùng vôi bột rải khắp đáy ao và bờ ao, 7-10kg/100m2 để điều chỉnh pH thích hợp, đồng thời diệt hết các mầm bệnh còn tồn lưu trong đáy ao.
* Phơi đáy ao 2-3 ngày.
Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và địch hại lọt vào ao, khi đạt mức nước yêu cầu thì tiến hành thả cá giống.
1.3 Các chỉ tiêu về chất lượng nước
Nhiệt độ: nước biến thiên không nhiều, cao nhất là 310C vào tháng 5 và tháng 10, thấp nhất 260C vào tháng giêng. Biên độ chênh lệch trong ngày khoảng 1,50C, nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2-30C.
Độ trong và pH: trong mùa khô, độ trong của nước từ 40-60 cm và pH khoảng 7,5. Mùa mưa, độ trong chỉ 8-10 cm và pH nước sông khá ổn định là đặc điểm rất có lợi cho đời sống của thủy sinh vật và cá.
Độ cứng: dao động từ 2-5 độ (độ Đức), chủ yếu được hình thành trên cơ sở muối cacbonat canxi và thuộc dạng nước ít muối khoáng.
Các chất khí hòa tan: ở sông Tiền và sông Hậu nước tương đối thoáng sạch, dưỡng khí đầy đủ (4,3-9,7 mg/lít), hàm lượng khí cacbonic thấp (1,7-5,2mg/lít) nghĩa là nằm dưới giới hạn có hại đối với cá và sinh vật dưới nước. Ngoài ra không có các khí độc trong nước sông.
Một số thông số, chất ô nhiễm và giới hạn cho phép trong nước sông nơi ao nuôi như sau:
pH 6,5-8,5
Oxy hòa tan > 5 mg/lít
COD <10 mg/lít
Coliform < 10.000
MPN/100ml
Kim loại nặng (chì)
0,002-0,007 mg/lít.
2. Mùa vụ nuôi
Trước đây do nguồn giống phụ thuộc tự nhiên nên ngư dân thường nuôi 2 mùa chính, vụ 1 từ tháng 4-6, vụ 2 từ tháng 11-12, thu hoạch cá thịt vào tháng 5-6 hoặc tháng 12-1 năm sau đó.
Hiện nay chúng ta đã chủ động con giống sinh sản nhân tạo nên mùa vụ thả giống có thể thả nuôi quanh năm.
3. Cá giống
3.1 Lựa chọn
Từ năm 2000 đến nay, chúng ta hoàn toàn chủ động giống thả nuôi từ nguồn sinh sản nhân tạo. Chọn cá nuôi phải khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật, không bị sây sát, loại bỏ những cá thể bị dị hình.
Cá thả nuôi phải có quy cỡ đồng đều, cá tra có chiều dài thân 10-12cm. Không thả lẫn lộn cá quá lớn với cá quá nhỏ dẫn đến tình trạng cá lớn tranh mồi ăn với cá nhỏ làm cho chênh lệch đàn cá nuôi khi thu hoạch.
3.2 Mật độ
Cá tra thả nuôi mật độ 15-20 con/m2
Ao cỡ nhỏ thả mật độ cao hơn ao cỡ lớn.
3.3 Phương pháp thả
Trước khi thả cá xuống ao, phải tắm nước muối 2% trong 5-6 phút để cá chóng lành các vết thương, loại bỏ được ký sinh trùng bám trên cơ thể cá. Khi thả cá vào ao, cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới. Nên ngâm bao chứa cá giống trong nước ao 15-20 phút mới thả cá ra. Nếu vận chuyển bằng thuyền thông thủy (ghe đục) thì dùng lưới mắt nhỏ để kéo cá, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá xây xát.
4. Thức ăn
4.1 Các loại thức ăn
Nuôi cá trong ao đang sử dụng 2 loại thức ăn chính là thức ăn hỗn hợp tự chế biến (TCB) và thức ăn viên công nghiệp (TACN). Đa số hộ nuôi cá hiện nay đang sử dụng thức ăn hỗn hợp tự chế biến, hoặc cho ăn TACN ở một chừng mực nhất định, do giá thành khi sử dụng TACN còn khá cao nên lợi nhuận ít hơn.
Sự tiện lợi của thức ăn TCB là dễ kiếm từ các nguồn nguyên liệu địa phương và ngư dân có thể chế biến thức ăn tại ao nuôi, tận dụng được lao động dư thừa của gia đình. Nhưng loại thức ăn TCB thường có hàm lượng dinh dưỡng không ổn định, mất nhiều thời gian chế biến và cho ăn, vì vậy thời gian nuôi thường kéo dài và cá tích lũy nhiều mỡ. Cũng cần nhận thấy lợi ích của TACN là dễ sử dụng, dễ bảo quản, vận chuyển, cho cá ăn dễ dàng thuận tiện, ít tốn chi phí nhân công chế biến thức ăn và cho cá ăn. Ngoài ra, còn giữ cho môi trường ít bị ô nhiễm hơn so với thức ăn TCB và góp phần sử dụng nguồn cá tạp hợp lý hơn.
Nếu dùng TACN cung cấp cho cá: trong 2 tháng đầu mới thả nuôi, cho ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm 28-30%, các tháng tiếp theo giảm dần hàm lượng đạm 25-26%. Hai tháng cuối cùng sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 20-22%.

Công thức 1

Công thức 2

Công thức 3




Nguyên liệu

Tỷ lệ (%)

Nguyên liệu

Tỉ lệ (%)

Nguyên liệu

Tỷ lệ (%)

Cám gạo

40

Cám gạo

49

Cám gạo

54

Cá vụn,

59

Bột cá

50

Bột cá

35

đầu ruột cá,


`








Khô đầu

10

Premix

1

Premix

1

Premix

1

khoáng

10mg/100kg

khoáng

10mg/100kg

khoáng

10mg/100k

Vitamin C

thức ăn

Vitamin C

thức ăn

Vitamin C

thức ăn

Hàm lượng






Protein

25-26


27-28


20-22

ước tính (%)








Thức ăn TCB: Các nguyên liệu dùng chế biến thức ăn TCB gồm có cá tạp (cá linh, cá biển…), cá khô tạp, bột cá, đậu nành, cám gạo, tấm, rau xanh và một số phụ phẩm khác (bánh dầu, ốc, cua…). Nên trộn thêm premix khoáng, vitamin C để kích thích cá ăn nhiều và tăng sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật tốt hơn. Dựa vào đặc tính ăn tạp và dễ chuyển đổi thức ăn mà vẫn tăng trọng nhanh, người nuôi có thể phối hợp một số trong các nguyên liệu trên để có đủ thành phần và hàm lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cá.
4.2 Thành phần thức ăn
Đối với cá tra, thức ăn TCB từ các nguồn nguyên liệu địa phương có thể tham khảo ở bảng sau:
Những nguyên liệu trên được xay nhuyễn, trộn đều nấu chín. Đa số các cơ sở nuôi cá tra hiện nay đều trang bị lò nấu thức ăn. Thể tích nồi nấu trung bình 1-1,5m3, đồng thời có động cơ để đảo trộn khi nấu thức ăn.
Thức ăn viên công nghiệp do các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp cung cấp, có cả dạng chìm và nổi. TACN được tính toán và phối chế cân đối, hợp lý các thành phần và hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho cá, nhưng giá của TACN cao hơn thức ăn TCB.
Cả thức ăn viên công nghiệp và thức ăn TCB phải tuân theo quy định không được chứa các loại hóa chất hoặc kháng sinh đã bị cấm.
4.3 Phương pháp cho ăn
Thức ăn TCB sau khi vò thành viên nhỏ, rải từ từ cho cá ăn từng ít một cho đến khi hết thức ăn. Thức ăn viên công nghiệp cũng rải từ từ để cá sử dụng triệt để.
Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, sáng từ 6-10 giờ, chiều từ 16-18 giờ. Khẩu phần thức ăn TCB 5-7% trọng lượng thân, thức ăn công nghiệp 2-2,5%. Khi cho cá ăn cần chú ý các điểm sau:
Khi sử dụng thức ăn viên công nghiệp phải chú ý đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn không được nhiễm Salmonella, nấm mốc độc (A spergillus flavus), độc tố Aflatoxin). Nguyên liệu chế biến thức ăn TCB có nguồn gốc động vật như cá tạp phải tươi, không bị ươn thối, bột cá có mùi thơm đặc trưng, không pha lẫn tạp chất, cá tạp khô không bị sâu mọt, không bị nhiễm Salmonella. Không cho cá ăn thức ăn quá hạn sử dụng, thức ăn kém chất lượng hoặc thức ăn đã bị ôi thiu, nhiễm nấm mốc.
Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên hàng ngày nơi chế biến thức ăn và các thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn. Quan sát hoạt động bắt mồi, theo dõi tình hình ăn và mức lớn của cá để tính toán điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý, không để cá ăn thiếu hoặc dư thừa thức ăn.
5. Quản lý chăm sóc
5.1 Quản lý ao
Hàng ngày thường xuyên quan sát, kiểm tra ao để kịp thời phát hiện và xử lý các hiện tượng bất thường như bờ ao bị sạt lở, lỗ mọi, hang hốc do cua, rắn, chuột đào, cống bọng bị rò rỉ, hư hỏng.
5.2 Quản lý chất hóa học
Không dùng thuốc và hóa chất trong danh sách cấm sử dụng của ngành thủy sản, người nuôi cần phải cập nhật thông tin thường xuyên về thuốc và hóa chất sử dụng trong ngành thủy sản qua đào tạo hoặc những tờ bướm thông tin.
Nên theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm thuốc, hóa chất để sử dụng hợp lý về liều dùng, nơi cất giữ, thời kỳ hết hạn sử dụng. Không sử dụng sản phẩm thuốc, hóa chất không rõ nguồn gốc hay hết hạn sử dụng.
5.3 Quản lý chất thải và môi trường
Mặc dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường nuôi, nhưng do nuôi thâm canh mật độ cao, thức ăn cho cá nhiều và chất thải ra cũng lớn làm cho môi trường ao nuôi bị nhiễm bẩn rất nhanh. Do đó cần phải thay nước mới hàng ngày, mỗi ngày 20-30% lượng nước trong ao, để môi trường luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh.
Các chất thải của sinh hoạt và quá trình sản xuất như bọc nilông, tro nấu, thuốc, hóa chất… phải được bỏ vào thùng chứa rác, không được thải ra ao ở khu vực nuôi cá để không gây hại đến môi trường ao nuôi. Nước thải ra từ ao nuôi phải được xử lý trước khi thải ra sông để tránh làm ô nhiễm môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
5.4 Quản lý dịch bệnh:
Khi có hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường hoặc quan sát thấy tôm tép nổi quanh bờ, nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Nếu xác định cá bị bệnh thì phải tìm đúng bệnh để có biện pháp chữa trị đúng và kịp thời.
Để phòng bệnh cho cá và khử trùng nước ao, dùng vôi bột hòa nước và tạt đều khắp ao với liều lượng 1,5-2kg/100m3 nước ao. Có thể dùng các loại chế phẩm vi sinh hoặc formol để xử lý và khử trùng nước ao nuôi.
Các bệnh không truyền nhiễm
Bệnh do môi trường gây ra do những biến đổi của môi trường, do đó vào các tháng 1-2, khi nhiệt độ hạ thấp đột ngột, làm cho cá kém ăn hoặc bỏ ăn, dẫn đến cá suy dinh dưỡng và dễ nhiễm bệnh gây chết ở các tháng sau đó. Vào tháng 4-5, nhiệt độ lên cao (có ngày tới 31 – 320C) cũng dễ làm cho cá nhiễm bệnh, đặc biệt xuất huyết đường ruột gây chết hàng loạt. Cá có thể chết do nước có nhiều khí độc như H2S, CH4, NH3… hoặc CO2 quá cao, nước nhiễm phèn, nước thải công nghiệp có độc tố, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… Ngoài ra, thức ăn và vấn đề cho ăn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Nếu nguyên liệu chế biến thức ăn để quá lâu (như bột cá để lâu quá sẽ bị hư, mốc và nấm độc phát triển, cá tạp bị ươn thối, cám gạo bị mốc…) sẽ có nguy cơ gây độc cho cá. Thức ăn không đủ hàm lượng đạm sẽ làm tăng trưởng chậm và dễ nhiễm bệnh. Thiếu vitamin sẽ làm sức tăng trưởng giảm, cá bị co giật.
Các bệnh truyền nhiễm
Gồm có nhiều tác nhân gây bệnh cho cá như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Bệnh cá bè hầu như xuất hiện quanh năm, tuy nhiên cũng có một số bệnh xuất hiện theo mùa rõ rệt như bệnh viêm ruột gây chết cá tra vào các tháng đầu năm, bệnh đốm đỏ, đốm trắng xuất hiện nhiều vào các thời điểm giao mùa (tháng 2-3 và 5-6), bệnh nhiễm giun tròn xuất hiện ở tất cả các tháng trong năm.
6.0 Thu hoạch, vận chuyển và phân phối sản phẩm
6.1 Thu hoạch
Sau vụ nuôi 8-10 tháng, cá đạt cỡ 0,7-1,5 kg. Thu hoạch cá đôi khi dựa vào hợp đồng với các nhà chế biến xuất khẩu và cũng phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nội địa.
Trước khi thu hoạch 1-3 ngày, phải giảm lượng thức ăn và ngưng hẳn vào trước ngày thu hoạch. Khi thu cá, dùng lưới kéo bắt từ từ cho đến hết. Nên thu trong một thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát.
Một tháng trước khi thu hoạch phải kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh.
Cần chuẩn bị đầy đủ nhân lực và dụng cụ đánh bắt cá, thùng chứa cá và các dụng cụ dùng để thu hoạch và vận chuyển sẽ được làm sạch và không bị hư hỏng. Đánh bắt từng mẻ cá và thu gọn, vận chuyển nhanh để tránh hao hụt.
6.2 Vận chuyển
Trong trường hợp phải bảo quản cá tươi, không được dùng các loại hóa chất hoặc thuốc đã bị cấm sử dụng, không đổ cá thành lớp quá cao làm lớp cá bên dưới bị đè bẹp và nhanh bị hư thối, biến chất.
6.3 Phân phối
Cá sẽ được để trong những thùng lạnh hoặc các ghe đục để chuyển cá đến những nhà máy chế biến.
7. Nhận diện và truy tìm sản phẩm
Sản phẩm cá tra khi thu hoạch giao cho các nhà máy chế biến thủy sản, các chủ hộ nuôi phải làm tờ khai xuất xứ nguồn gốc. Trong đó ghi rõ tên họ, địa chỉ ao nuôi, trọng lượng cá khi thu hoạch, ngày thu hoạch… tờ khai này nhằm mục đích giúp các nhà máy chế biến thủy sản truy tìm được nguồn gốc sản phẩm trong trường hợp sản phẩm của nhà máy khi tiêu thụ không đạt tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.
8. Quản lý hồ sơ
Tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất cá tra nuôi ao phải ghi vào nhật ký nuôi cá, ở mỗi công đoạn nuôi như nhập giống, cho ăn, quản lý chăm sóc, phòng trị bệnh, thu hoạch và phân phối chủ hộ nuôi phải ghi chép đầy đủ vào các biểu mẫu và lưu giữ cẩn thận đúng thời hạn (ít nhất là 3 năm).
Những chi tiết về các hoạt động đào tạo huấn luyện, nơi phân tích và kiểm soát chất lượng nước, bệnh hoặc những kết quả khác gắn liền với quá trình nuôi phải được ghi chép đầy đủ.
Các chi tiết về nhà máy chế biến hoặc người mua, vận chuyển sản phẩm và những phàn nàn nhận được phải ghi chép đầy đủ.
9. Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội
9.1 Trách nhiệm với cộng đồng
Người chủ hộ nuôi cá thực hiện kế hoạch vệ sinh, quản lý chất lượng nước bảo vệ sức khỏe của những người trong cộng đồng.
Người chủ nuôi cá nên thường tiếp xúc với cộng đồng chung quanh để trao đổi thông tin và đóng góp cho cộng đồng những nổ lực về cải thiện tình trạng môi trường, sức khỏe chung sự an toàn và giáo dục.
9.2 Trách nhiệm với xã hội
Người chủ hộ sẽ đảm bảo thực hiện theo luật lao động Việt Nam dưới sự hướng dẫn của chính quyền tỉnh.
Người công nhân làm việc tại ao nuôi sẽ được cung cấp những dụng cụ an toàn thích hợp và hiểu rõ về nhiệm vụ của họ và thực hiện những điều mong muốn của chủ hộ nuôi.
10. Đánh giá nội bộ và chứng nhận
Người nuôi cá tuân thủ theo phương pháp HACCP và SQF 1000CM. Người nuôi phải thực hiện đúng theo tư liệu hướng dẫn kỹ thuật (GAP). Người nuôi có thể tự ghi hồ sơ, các chuyên gia đánh giá SQF cũng kiểm soát và đánh giá quá trình hoạt động của các hộ nuôi.
Đánh giá bên thứ 3 và tiến hành cấp giấy chứng nhận nuôi đạt sản phẩm an toàn và chất lượng theo đúng tiêu chuẩn SQF 1000CM.



(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang)