Tận dụng dòng chảy của các con sông: KiếnGang, Son ,Gianh... nhiều hộ dân ở tỉnh Quảng Bình đã phát triển nuôicá lồng vào những năm 1990 với phương thức nhỏ lẻ. Sau đó, nuôi cá lồngtrở thành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần xóa đói giảmnghèo cho hàng ngàn người dân. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển vàduy trì nghề nuôi cá lồng đang gặp không ít khó khăn do nhiều nguyênnhân...



Một thờihoàng kim
HuyệnTuyên Hoá là địa phương được xem có thế mạnh nuôi cá lồng trên thượng lưu sôngGianh. Ban đầu, từ một vài hộ ở các xã ven hai bờ sông Gianh nuôi thử nghiệm.Sau đó thấy nghề nuôi cá lồng thu nhập cao nên cả huyện đã rộ lên, trở thành mộtphong trào. Thời gian cao điểm là từ năm 1998 đến năm 2002, toàn huyện TuyênHoá có trên 1.000 lồng cá, loại cá được nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ. Các hộ nuôikhông chỉ tăng về số lượng lồng bè mà còn chú trọng đầu tư cả về chất lượng cágiống. Các xã có số lượng lồng cá lớn như: Châu Hoá, Thạch Hoá, Thuận Hoá, ĐứcHoá, Văn Hoá... Lồng nuôi cá được người dân làm có kích cỡ 6mx4mx1,2m và số vốnđầu tư cho mỗi lồng (kể cả cá giống) khoảng 5 triệu đồng, sau khi thu hoạch trừchi phí, lãi mỗi lồng khoảng 10 triệu đồng. Nghề nuôi cá lồng đã góp phần giảiquyết việc làm cho một số lao động dư thừa tại chỗ và giúp nhiều hộ khá lên. Nhưngkhoảng 3 năm trở lại đây, nghề nuôi cá lồng ở huyện Tuyên Hoá đã giảm sút. Đếnnăm 2006, toàn huyện có 420 lồng thì đến nay chỉ còn khoảng 300 lồng.

 Khó giữ nghề nuôi cá lồng  DCC_1287108475


Nghề nuôi cá lồng đanggiảm mạnh ở Quảng Bình
Duy trìcòn khó, phát triển không dễ
Nếunhư năm 2006 toàn tỉnh có trên 2.000 lồng cá thì đến nay đã giảm xuống dưới1.000 lồng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số hộ dân bỏ nghềvà không hào hứng với hình thức nuôi cá lồng bè. Anh Hoàng Xuân Thành (nông dânxã Văn Hoá -Tuyên Hoá) là người nuôi cá lồng lâu năm cho biết: “Trước đây,trung bình một gia đình có 1 lồng cá khoảng 20m2, thả nuôi từ 300–350 con cá giống.Sau 10 tháng nuôi, mỗi lồng cho thu hoạch khoảng 4 tạ cá, trừ chi phí, ngườinuôi rãi ròng khoảng 8 – 10 triệu đồng. Nhưng trong thời gian qua nạn khai tháccát, sạn diễn ra hàng ngày trên hầu hết các thượng nguồn sông Gianh, sông KiếnGiang đã ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho cá. Từ đó các hộ gia đình nghề nuôi cálồng phải dùng nguồn thức ăn chế biến thay cho các loại rong, rêu, cỏ dồi dàovà sẵn có trước đây. Như vậy, do hiệu quả kinh tế của nuôi cá lồng không còncao nên việc duy trì là rất khó...”.
Ngoàira, một số công trình phục vụ dân sinh và công trình xây dựng nằm dọc theo haibờ sông cũng gây ô nhiễm đến môi trường sống của cá, mật độ thả nuôi trên khúcsông khá dày đặc cũng dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm. Đáng kể như sông Gianh đoạnchảy qua xã Tiến Hóa, Mai Hóa và Châu Hóa (huyện Tuyên Hóa) có nhiều hộ cùngtham gia nuôi cá lồng với mật độ khá dày đã gây dịch bệnh khó kiểm soát. Mặc dùcác hộ nuôi cá lồng đều tìm đến các trại cá giống và cơ sở uy tín trong tỉnh đểđược cung cấp giống tốt về thả nuôi nhưng nhiều loại dịch bệnh xuất hiện như: đốmđỏ, xuất huyết đường ruột…đã làm cá chết hàng loạt nên một số hộ không tiếp tụcthả nuôi.
Cuốinăm 2008, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình đưa cá điêuhồng vào nuôi trong lồng bè tại 8 hộ gia đình thuộc xã Hưng Thủy (Lệ Thủy). Đặcbiệt, 8 hộ gia đình đó đã áp dụng kỹ thuật nuôi thủy sản bằng phương pháp quảnlý cộng đồng nên các thành viên đã cắt cử trực 24/24h trong ngày, có trách nhiệmquản lý và theo dõi, bảo vệ lồng cá nên đã tránh được thiệt hại. Theo ông Lê HồngViễn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh: “Đây là một hình thứcnuôi thâm canh cho năng suất cao bằng thức ăn nông nghiệp, kết hợp với thức ănsẵn có ở địa phương. Mô hình khá mới lạ nhưng đến nay đã khẳng định được hiệuquả kinh tế đối với các hộ nuôi… Đây cũng là cách làm mới cho một nghề cũ đanghoạt động bấp bênh”.


>> Nuôicá lồng là một nghề dễ gặp nhiều rủi ro. Một số hộ gia đình sau mùa vụ mất trắngdo dịch bệnh hay lũ lụt làm lồng bị trôi và sạt lở, đã không có đủ khả năng tàichính để tiếp tục nuôi nên quyết định bỏ nghề và chuyển sang nghề khác như: đóngthuyền làm du lịch, công nhân khai thác đá, làm trang trại…

Thạch Bắc