(Báo Quảng Nam, 18/10/2010)


Nuôi trồng thủy sản vẫn tiềm ẩn những nguy cơ cho sự phát triển bền vững...
Được và mất
Mặc dù không phải là mộ
tngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của TP. Hội An (Quảng Nam),nhưng do được đầu tư đúng mức, năm 2010 đã đánh dấu thành công củangành nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Theo số liệu mới nhất của PhòngKinh tế TP. Hội An, năm nay, mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản củađịa phương giảm còn 195 ha nhưng sản lượng nuôi trồng lại tăng lên đángkể (33% so với năm 2009). Ông Lê Đình Tường, Phó Trưởng phòng Kinh tếTP.Hội An cho biết, sở dĩ năm nay sản lượng nuôi trồng thủy sản trênđịa bàn thành phố tăng cao là do sự “cộng hưởng” lớn của ngành chứcnăng và các hộ nuôi trồng thủy sản. Cụ thể, sau khi được phổ biến vềlịch nuôi, được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, các hộ nuôi trồng thủy sảntrên địa bàn thành phố đã đồng loạt thả nuôi và tuân thủ đúng các quytrình sản xuất. “Yếu tố đầu tiên quyết định thành bại của mỗi vụ nuôilà vấn đề phòng chống dịch bệnh. Nhờ tuân thủ đúng quy định nuôi trồngnên về cơ bản dịch bệnh không xảy ra ở địa phương. Sự hỗ trợ lẫn nhaugiữa các hộ nuôi theo hướng cộng đồng cũng đem lại hiệu quả cao trongcác vụ nuôi thủy sản vừa qua” - ông Tường khẳng định.
Ngượclại với những tín hiệu khả quan mà TP.Hội An có được, những con sốthống kê của Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã cho thấy,đây là một năm thất bát đối với ngành nuôi trồng thủy sản của huyện.Bởi lẽ, mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản của địa phương có tăngnhưng sản lượng thu hoạch là không đáng kể. Năm 2010, huyện Núi Thànhnuôi trồng thủy sản trên diện tích 1.414 ha (tăng 3,28% so với năm2009). Đến thời điểm này, sản lượng thu hoạch của huyện đạt 4.106 tấn(67,31% kế hoạch, giảm 36,22% so với năm 2009). Ông Trần Văn Hưng,Trưởng phòng NN&PTNT Núi Thành cho biết: “Sản lượng nuôi trồng thủysản năm nay của huyện thấp hơn so với năm trước do nhiều nguyên nhân.Thứ nhất là do dịch bệnh. Dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng từ đầu mùađã làm cho tôm chết hàng loạt. Thứ hai, mặc dù đã được hướng dẫn kỹnhưng do chủ quan, người nuôi tôm đã xử lý ao nuôi không tốt ảnh hưởngtrực tiếp đến dịch bệnh và gián tiếp làm cho tôm phát triển không tốt”.
Cần sự ổn định
Trongnhững năm gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi đã gây thiệt hại lớn và lànỗi lo của các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Theo bà Phạm Thị HoàngTâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, mặc dùhằng năm, chi cục đã chú trọng công tác chỉ đạo, hướng dẫn phục vụ sảnxuất nuôi trồng thủy sản nhưng công tác phòng chống dịch bệnh chưa thậtsự đạt hiệu quả. Nguyên nhân chính là hệ thống ao nuôi phân bố chằngchịt, công trình ao nuôi và hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo nên nguồnnước thải từ các ao nuôi bị nhiễm bệnh thoát ra môi trường xung quanhrất khó kiểm soát.
Côngtác chỉ đạo và quản lý sản xuất (lịch thời vụ, con giống, kiểm tra vàxử lý ao nuôi, kiểm soát mầm bệnh, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật…) - mộtkhâu đặc biệt quan trọng đối với thành công của mỗi vụ nuôi trồng thủysản nhưng trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn. “Điều này chủ yếulà do ý thức của người dân chưa cao trong khi các nhà quản lý chưa cóbiện pháp chế tài thật sự đủ mạnh để răn đe và xử lý các hộ sai phạm.Mặt khác, dù nhà nước đã có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích trong nuôitrồng thủy sản, hỗ trợ khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ giúp ngườinuôi thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực thicác quy định, hướng dẫn của nhà nước” - bà Tâm nói.
Trong thời gian gần đây, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Namđã thực hiện mô hình nuôi tôm theo tiêu chí GAP (thực hành tốt nuôitrồng thủy sản) và phổ biến rộng rãi đến từng khu vực ở nhiều địaphương. Đến thời điểm này, đã kết thúc dự án, tuy đã phần nào nâng caođược nhận thức của người nuôi về vấn đề liên kết cộng đồng trong sảnxuất, chất lượng con giống... Tuy nhiên, trong việc triển khai mô hìnhvẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chính được ngành chức năng xác địnhlà khi dịch bệnh xảy ra, người nuôi bỏ ao trống trong thời gian dài nênkhông thể thực hiện hoặc phải chuyển địa điểm làm cho kế hoạch đồng bộđược thực hiện phân tán và tự phát.
Mộtvấn đề khác cũng rất nan giải là chất lượng con giống. Bà Tâm cho biếtthêm: “Vấn đề quản lý chất lượng con giống chưa được toàn diện. Congiống có chất lượng cho người nuôi đang là vấn đề nan giải vì hiện nay,trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có một cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chântrắng nhân tạo nào”. Nguyên nhân của hạn chế này, một lần nữa đượcngành chức năng đem ra “phẫu thuật”: thiếu cán bộ, kinh phí hạn chế,thiết bị kỹ thuật (máy PCR dùng để kiểm tra chất lượng con giống), ýthức người dân chưa cao… Vì vậy để ngành nuôi trồng thủy sản đi vào ổnđịnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vẫn còn là câuchuyện dài!
NGUYỄN QUANG VIỆT