KHÁI NIỆM VỀ BỆNH LÝ:

1. Mối quan hệ giữa môi trường sống và cơ thể sinh vật

Dưới tác dụng của những kích thích bên ngoài, cơ thể sinh vật luôn luôn biến đổi để thích ứng với những thay đổi đó. Sự biến đổi của cơ thể sinh vật trãi qua một qúa trình dài. Nếu điều kiện môi trường thay đổi quá đột ngột, vượt xa phạm vi thích ứng của cơ thể, cá sẽ bị nhiễm bệnh, lúc đó cơ thể hoạt động không bình thường, các chức năng sinh lý bị rối loạn, sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bị mất đi.

2. Định nghĩa

* Bệnh

Bệnh là biểu hiện trạng thái bất thường của cơ thể sinh vật với sự biến đổi xấu của môi trừng xung quanh, cơ thể nào thích ứng thì tồn tại, không thích ứng thì mắc bệnh và chết. Hay nói cách khác, bất cứ một sự thay đổi trạng thái nào đó của cơ thể hoặc một bộ phận cơ quan nào ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể sinh vật được gọi là bệnh.

* Bệnh lý

Bệnh lý chính là những phản ứng của cơ thể bằng sự thay đổi một phần hay toàn bộ chức năng sinh lý bình thường của cơ thể sinh vật, khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, đồng thời có sự biến động đột ngột của các yếu tố ngoại cảnh.

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH LÝ

Trong thực tế sản xuất, tăng sản lượng thủy sản có nghiã là tăng mật độ nuôi đến mức tối đa, bệnh là vấn đề tất yếu trong hình thức nuôi thâm canh.

Snieszko 1974 đã giải thích mối quan hệ giữa ký chủ, tác nhân gây bệnh và môi trường qua 3 vòng tròn sau:

Bệnh xảy ra là kết quả tác động của 3 nhân tố trên. Bệnh xảy ra khi sự thăng bằng của 3 nhân tố trên bị xáo trộn.

Nếu áp dụng kỹ thuãt nuôi tốt, quản lý tốt môi trường nuôi, cá sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt. Điều kiện môi trường xấu sẽ tác động mẫn cảm bệnh của cá.

Cá là động vật có máu lạnh. Do đó, cá có sự nhạy cảm và lệ thuộc vào môi trường nuôi hơn các động vật máu nóng trên cạn.

1. Nguyên nhân: là những yếu tố kích thích vào cơ thể làm cá thay đổi hoạt động sinh lý bình thường và làm cá bệnh. Bất cứ một bệnh nào cũng có nguyên nhân. Nguyên hnân không chỉ do các sinh vật gây bệnh mà có thể môi trường hoặc bản thân sinh vật.

Ví dụ:

Nguyên nhân:

- Tác động một số kích thích bên ngoài: ánh sáng, O2, to, quá trình vật lý, hóa học.

- Cơ thể thiếu một chất: đạm, đường, khoáng, vitamin.

- Tác động trực tiếp của sinh vật gây bệnh.

- Sinh lý cơ thể thay đổi.

2. Điều kiện xuất hiện bệnh

* Điều kiện phát sinh bệnh:

- Nguồn gốc gây bệnh ... với số lượng đủ. Ví dụ: Vi khuẩn, ký sinh trùng.

- Tính cảm nhiễm của cá với trùng.

- Do quá trình sinh sản và lan truyền của mầm bệnh.

- Môi trường sống của cá không tắt ...

· Điều kiện xuất hiện bệnh

Là những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho nguyên nhân, làm cho nguyên nhân gây bệnh có tác dụng gây bệnh. Nếu có tác nhân gây bệnh mà không có điều kiện gây bệnh thì không có điều kiện phát sinh bệnh. Có 3 điều kiện phát sinh bệnh.

- Cơ thể sinh vật suy yếu.

- Tác nhân gây bệnh có điều kiện phát triển.

- Môi trường nuôi bất lợi cho cơ thể sinh vật.

CÁC LOẠI BỆNH - THỂ BỆNH VÀ TÍNH CẢM NHIỄM

1. Các loại bệnh: Căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh người tas chia làm 2 loại bệnh

a. Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm: là bệnh gây ra do vi khuẩn, virus. Tính chất lan truyền mạnh mẽ và thành những ổ dịch lớn gây ồ ạt đồng loạt, dễ nhầm lẫn với sự nhễm độc chất hóa học.

* Bệnh ký sinh:

Do những sinh vãt chuyên ký sinh gây ra, đa số thuộc ngành nguyên sinh động vật.

b. Bệnh do phi sinh vật (bệnh không phải do phi sinh vật gây ra)

§ Môi trường sống thay đổi như: oxy, nhiệt độ, các chất khí, vật lý, hoá học nước.

§ Do bản thân sinh vật thiếu một số chất cần thiết hoặc suy dinh dưỡng ( cá bị đói mất căn bằng trong khẩu phần ăn, thiếu đạm, lipid, vitamin, khoáng, chát độc).

2. Căn cứ vào vị trí ký sinh ở các cơ quan, các tổ chức ngưới ta chia bệnh cá thành

a. Bệnh ngoài da (Ectoparasites): bệnh trắng đuôi, bệnh nấm thủy mi, Trichonosis, Chilodonellosis, Criptobiosis, Lernaeosis.

b. Bệnh ở mang: Dactylogyrosis, Cryptobiosis, (Sinergasillosis), Trichodinosis, Ichthyophthiriosis...

c. Bệnh đường ruột (Endoparasites): bệnh viêm ruột do vi trùng, Eimerriosis, nguyên sinh động vật, sán lá, sán dây, giun tròn (Nematoda), giun đầu móc.

d. Bệnh máu: bệnh đóm đỏ, Trypannosomosis, Sanguinicolosis.

e. Bệnh ở một số cơ quan khác: não, mắt, cơ, túi mật, xoang bụng, gan.

3. Căn cứ vào tính cảm nhiễm của bệnh để chia:

a. Cảm nhiễm đơn thuần:

Chỉ có một loại vi khuẩn hoặc một loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh (ít gặp trong thực tế sản xuất)

b. Cảm nhiễm hỗn hợp:

Cùng một lúc có 2 giống loài trở lên xâm nhập vào cơ thể cá để gây bệnh.

c. Cảm nhiễm kế tiếp:

Trên cơ thể ký chủ trước đây đã bị một loại bệnh xâm nhập mới vừa khỏi thì tiếp tục bị loại bệnh khác xâm nhập.

d. Cảm nhiễm tái phát:

Trên một cơ thể có một loại bệnh tái đi tái lại nhiều lần là do trên cơ thể cá không có tính miễn dịch đối với bệnh đó, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Có một số bệnh cá có tính miễn dịch, cá không thể tái phát bệnh lần thứ hai.

4. Các thể bệnh: Căn cứ vào triệu chứng người ta chia 3 thể bệnh

a. Bệnh ác tính: Trong thời gian ủ bệnh, có một số cá chết đột ngột, không thể hiện triệu chứng bệnh đặc trưng.

b. Bệnh cấp tính: Bệnh phát sinh ra trong thời gian tương đối ngắn, triệu chứng của bệnh htể hiện tương đối mãnh liệt do trạng thái sinh lý bình thường bị thay đổi. Thường nguy hiểm trong vài ngày hoặc một tuần, bệnh này khó chưã gây thiệt hại lớn.

Ví dụ: Bệnh nấm mang cấp tính trong vòng 2-3 ngày thì chết, bệnh đóm đỏ, đóm trắng cấp tính.

c. Bệnh thứ cấp tính:

Bệnh xảy ra từ từ, thời gian bệnh kéo dài 5-10 ngày có khi hàng tháng. Triệu chứng cá bơi lội chậm chạp, tách đàn, bỏ ăn, chết lác đác (số tử vong thấp), khi phát hiện kịp thời, chưã trị mau khỏi.

Ví dụ: Bệnh nấm mang cấp tính kéo dài hàng tuần đến hàng tháng, mang bị thúi, loét, tổ chức mang bị phá hoại nghiêm trọng.

d. Bệnh mãn tính:

Quá trình diễn tiến bệnh lý chậm, thời gian kéo dài hàng htáng đến hàng năm. Bệnh bị tái đi tái lại nhiều lần (cảm nhiễm tái phát). Tác dụng của nguyên nhân gây bệnh không mãnh liệt, nhưng khó tiêu diệt.

TRIỆU CHỨNG CƠ BẢN CỦA BỆNH LÝ

1. Định nghiã triệu chứng:

Nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau xâm nhập vào 1 hay nhiều cá thể sinh vật nhưng chúng có quá trình triệu chứng diễn biến giống nhau, quá trình đó gọi là quá trình triệu chứng cơ bản của bệnh lý.

2. Sự rối loạn cơ quan hô hấp

Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập ký sinh trên mang, phá hủy mang, các mạch máu trên mang bị cắt đứt làm mang tiết ra nhiều dịch nhầy, cản trở sự hô hấp. Vì vậy khi cá bị tác nhân gây bệnh thường hô hấp nhiều, nổi đầu liên tục và thích đến nơi có nước chảy.

3. Rối loạn hệ tiêu hoá

Khi hệ tiêu hoá bị ký sinh trùng thì bọn ký sinh sẽ gây nhiều thiệt hại cho cơ quan tiêu hoá như: mỏng thành ruột, ruột tiết ra nhiều dịch nhờn, một số ký sinh trùng làm thủng ruột.

Ví dụ: Sán dây khi ký sinh với cường độ cao tiết ra chất độc làm thành ruột mỏng đi.

Phá hủy trao đồi chất: nó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi các chất muối, đường, mỡ, muối khoáng, vitamin. Ví dụ: khi cá nhiễm sán dây với cường độ cao thì lượng lipid trong gan cá bị giảm đi rất nhiều.

4. Rối loạn hệ tuần hoàn

Trong quá sống và phát triển của sinh vật nói chung của cá nói riêng, hệ tuần hoàn đóng vai trò rất quan trọng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài môi trường trong quá trình trao đổi chất.

Khi hệ tuần hoàn cá bị ký sinh nó gây ra các hiện tượng như làm ngưng tụ máu (hiện tượng tắt mạch máu), làm vỡ các mạch máu (xuất huyết).

Ví dụ: Xuất huyết nội và xuất huyết ngoại

5. Rối loạn hệ bài tiết

Do các tác nhân gây bệnh trực tiếp ký sinh ở thận, ảnh hưởng đến quá trình bày tiết các chất cặn bả của cơ thể.

Ví dụ:

§ Cá bị sán dây ký sinh thì thận sẽ teo lại.

§ Cá bị đốm đỏ dạng cấp tính thận sẽ nhũn ra.

6. Rối loạn hệ thần kinh

Thường một số ký sinh trùng ở não hoặc cột sống làm ức chế hoạt động thần kinh, cá yếu ớt, phản ứng với con người và địch hại, thường cá bơi lội cuồng loạn, mất thăng bằng.

CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH

Dưới tác dụng của các tác nhân gây bệnh, cơ thể cá có những thay đổi về sinh lý và trãi qua một quá trình biến đổi tương đối dài có thể chia làm 4 thời kỳ:

1. Thời kỳ ủ bệnh (nung bệnh)

Thời kỳ này tính từ khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cá dến khi xuất hiện triệu chứng bệnh lý đầu tiên. Thời kỳ này dài hay ngắn tùy thuộc vào các tác nhân gây bệnh, điều kiện môi trường sống và bản thân của ký chủ. Trong thực tế sản xuất thời kỳ này khó phát hiện so với phòng thí nghiệm.

2. Thời kỳ dự phát (khởi phát)

Thời kỳ này tương đối ngắn, thường chỉ trong vài ngày, dấu hiệu bệnh lý đã rõ ràng nhiều cá thể, sinh vật gây bệnh đang tăng nhanh về số lượng.

3. Thời kỳ thịnh vượng (toàn phát)

Bệnh lý phát triển với đầy đủ triệu chứng đặc trưng vì cường độ bệnh đã đạt tới mức độ tối đa. Thời kỳ này nặng nhất có thể gây chết cá.

Ví dụ:

§ Cá bị nhiễm Trichodina ở thời kỳ này da cá nhợt nhạt, khá dầy, mất nhiều nhớt và bỏ ăn.

§ Trứng cá bị nấm thủy mi. Hầu hết trứng cá đã bị nhiễm nấm và một số trứng đã bị ung.

4. Thời kỳ khỏi bệnh (Thời kỳ cuối bệnh)

Ở thời kỳ này nếu mầm bệnh thắng cơ thể sinh vật thì sinh vật có thể bị chết. Nếu thuốc chữa trị có tác dụng diệt mầm bệnh, các tác nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh lý tuy mất đi nhưng chưa triệt để, hiện tượng cá chết có giảm nhưng chưa dứt hẳn, cần tăng số lần trị.

5. Thời kỳ phục hồi:

Việc chữa trị bệnh lý đã dứt hẳn, các chức năng sinh lý hoàn toàn phục hồi, cơ thể hoaüt động trở lại bình thường. Cần chú ý chăm sóc tốt hơn bằng cách tăng khầu phần dinh dưỡng cũng như tăng khẩu phần về chất và lượng để cho cá phục hồi.

Chương trình đào tạo từ xa , hợp tác VLIR-CTU về Thuỷ Sản - ctu.edu.vn