Tên gọi:

Tên gọi Dương Tử nguyên thủy là tên gọi của người dân khu vực hạ lưu sông này để chỉ khúc sông chảy qua đó. Vì được phổ biến qua những nhà nhà truyền giáo châu Âu nên tên "Dương Tử" đã được dùng trong tiếng Anh để chỉ cả con sông (Yangtse, Yangtze Kiang). Phần còn lại của bài này sẽ dùng tên Trường Giang để chỉ con sông này. Con sông này đôi khi còn được gọi là Thủy lộ Vàng (Golden Waterway).
Con sông này mang nhiều tên khác nhau tùy theo khu vực mà nó chảy qua. Ở cao nguyên Thanh Tạng, Tây Tạng, nó được gọi là Vbri-chu (འབྲི་ཆུ་ trong tiếng Tây Tạng, nghĩa là "dòng sông bò yak cái"). Ở thượng nguồn, thuộc tỉnh Thanh Hải nó được gọi là Đà Đà hà (沱沱河), Đương Khúc hà (當曲河), Thông Thiên hà (通天河). Đoạn từ Thanh Hải chảy đến Nghi Tân tỉnh Tứ Xuyên được gọi là Kim Sa giang (金沙江). Đoạn từ Nghi Tân đến Nghi Xương được gọi là Xuyên giang (川江). Đoạn từ Nghi Đô tỉnh Hồ Bắc đến Nhạc Dương tỉnh Hồ Nam được gọi là Kinh giang (荊江) (xưa là đất Kinh Châu). Cuối cùng, khi chảy qua khu vực Dương Châu tỉnh Giang Tô nó được gọi là Dương Tử giang (揚子江). Một số học giả cho rằng chữ "giang" (江) (âm Hán cổ của 江 là "kroong") có nguồn gốc phát âm từ các ngôn ngữ trong hệ ngôn ngữ Nam Á (như "sông" trong tiếng Việt hay "krung" trong tiếng Môn cổ[1].



Đặc trưng:

Trường Giang là con sông lớn nhất của Trung Quốc về chiều dài, lượng nước chảy, diện tích, lưu vực và ảnh hưởng kinh tế. Trường Giang bắt nguồn từ vùng cao nguyên tỉnh Thanh Hải, chảy về hướng nam, dọc theo ranh giới cao nguyên Tây Tạng vào địa phận tỉnh Vân Nam, sau đó rẽ sang hướng đông bắc vào tỉnh Tứ Xuyên, qua các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, An HuyGiang Tô rồi đổ ra biển ở giữa Hoàng HảiĐông Hải.
Vào tháng 6 năm 2003 công trình đập Tam Hiệp đã nối liền hai bờ sông, làm ngập lụt thị trấn Phụng Tiết, là khu dân cư đầu tiên trong các khu vực dân cư chịu ảnh hưởng của dự án kiểm soát lụt lội và phát điện này. Dự án này là lớn nhất so với các dự án thủy lợi khác trên thế giới. Nó sẽ giải phóng người dân hai bên bờ con sông này khỏi cảnh ngập lụt là mối đe dọa thường xuyên trong quá khứ cũng như cung cấp cho họ điện năngvận tải đường thủy - mặc dù phải chấp nhận hy sinh vĩnh viễn một số thành phố và tạo ra sự thay đổi lớn trong hệ sinh thái khu vực.
Con sông này cũng là nơi sinh sống duy nhất của một số động vật trong danh sách báo động nguy hiểm như cá heo sông Trung Quốc (năm 1998 chỉ còn khoảng 7 con) hay cá kiếm Trung Quốc (cá tầm thìa).
Sông Trường Giang là đầu mối giao thông quan trọng của Trung Quốc. Nó nối liền Trung Hoa lục địa với bờ biển. Việc vận chuyển trên sông rất đa dạng từ vận chuyển than, hàng hóa tiêu dùng và hành khách. Các chuyến tàu thủy trên sông trong vài ngày sẽ đưa ta qua các khu vực có phong cảnh đẹp như khu vực Tam Hiệp ngày càng trở nên phổ thông hơn làm cho du lich Trung Quốc phát triển.
Những trận ngập lụt dọc theo hai bờ sông đã từng là vấn đề lớn, lần gần đây nhất là năm 1998, nhưng gây thảm họa lớn hơn cả là năm 1954. Trận ngập lụt sông Dương Tử này đã giết chết khoảng 30.000 người. Những trận ngập lụt nặng nề nhất diễn ra năm 1911 giết chết khoảng 100.000 người, năm 1931 (145.000 người chết) và năm 1935 (142.000 người chết).

Sông Trường Giang- Bí mật từ những truyền thuyết! Ha-luu10


Các thành phố nổi tiếng dọc bờ sông:

  • Nghi Tân
  • Lô Châu
  • Trùng Khánh
  • Phong Đô
  • Nghi Xương (Bạch Đế Thành)
  • Sa Thị tức Kinh Châu cũ gắn với tên tuổi Quan Vũ thời Tam Quốc
  • Trấn Giang
  • Vũ Hán do Hán Dương, Hán Khẩu và Vũ Xương hợp thành
  • Cửu Giang
  • Tô Châu
  • Quý Trì
  • Nam Kinh
  • Thượng Hải

Sông Trường Giang- Bí mật từ những truyền thuyết! Truong10


Một số sông nhánh:
<LI>Đà Giang
<LI>Tương Giang
<LI>Hán Thủy
<LI>Nhã Lung Giang
<LI>Mạnh Giang
<LI>Gia Lăng Giang
<LI>Ô Giang
<LI>Cám Giang
<LI>Tư Thủy
Dân Giang

Sông Trường Giang- Bí mật từ những truyền thuyết! Ban20d10



Hồ nổi tiếng:

  • Hồ Động Đình gắn với tên tuổi nhiều nhà thơ nổi tiếng như Thôi Hiệu, Lý Bạch

Sông Trường Giang- Bí mật từ những truyền thuyết! Lake_m10

  • Hồ Bà Dương

Sông Trường Giang- Bí mật từ những truyền thuyết! 283px-10