Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số[1] ở miền Nam và miền Trung Việt Nam[2], là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong. Vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Điều này có ý kiến lý giải là do triều Nguyễn muốn tạo sự khác biệt trong văn hóa khi đất nước trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có loại bánh tương tự có tên là bánh tày. Đây là loại bánh Tết thông dụng ở vùng cố đô Cổ Loa[3], Kinh Bắc [4], của các dân tộc thiểu số miền Bắc[5], [6][7]. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng đây mới là loại bánh chưng cổ[3].
Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh. Do có hình trụ nên khi nấu xong không thể ép bớt nước được và cả do dùng lá chuối nên bánh để không được lâu. Để khắc phục, người ta thường làm bánh không có nhân thịt để có thể để được lâu hơn hoặc dùng ăn chay với nhân có thể là chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt ra có hình tam giác trông rất đẹp.

Bánh tét - hương vị dân tộc 200px-BanhTet



Tên gọi:
Lê Tân trong bài Bánh tét Trà Vinh[8] cho rằng bánh tét, tuy được làm và ăn quanh năm nhưng thường nhất vào dịp lễ hội, đặc biệt là tết cổ truyền. Vì vậy nên theo dân gian lưu truyền ngày xưa cứ tết đến người ta gói loại bánh này và gọi bằng tên "bánh tết", lâu dần đọc trại ra thành "bánh tét". Tuy nhiên, cũng trong tài liệu đã dẫn, tác giả còn cho biết tét là một hành động cắt bánh, tay ph
ải cầm đầu dây khoanh tròn đòn bánh đã lột (vỏ), "tét" từng khoanh một đơm lên đĩa
, và tên gọi "bánh tét" rất có thể còn xuất xứ từ cách thức cắt bánh.

Bánh tét - hương vị dân tộc 200px-Tet_Banh




Nguyên Liệu:
Nguyên liệu để gói bánh tét tương tự như dùng làm bánh chưng, bao gồm: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và một số gia vị tương tự như để là bánh chưng. Cũng như bánh chưng, ngày nay nhiều khi người ta dùng dây ni lon thay vì dây lạt.
Bánh tét - hương vị dân tộc 200px-Dia_banh_tet



Quy trình thực hiện:
Gạo nếp trước khi gói bánh thường được ngâm, gút trước vài tiếng, đãi sạch.Sau đó đem gạo ướp muối bọt có độ đậm nhạt vừa phải. Đậu xanh ngâm đãi sạch vỏ và thịt ba rọi xắt vuông dài làm nhân bánh (không ướp hành củ, tiêu bột như bánh chưng). Bánh làm xong được cho vào nồi cao ( người ta hay dùng thùng phi cũ cắt nửa) vì phải để bánh dựng đứng, nấu bằng củi gộc đun sôi trong gần một buổi, bánh nhỏ nấu khoảng 3 giờ, bánh lớn nấu tới 5 tiếng mới chín. Khi mới bắt đầu đun nồi bánh phải đun to lửa cho sôi nước trong nồi một lúc sau đó rút bớt lửa để sôi liu riu suốt quá trình nấu bánh, độ nóng lan tỏa để bánh được chín đều. Bánh chín được vớt ra rổ cho ráo nước và nguội.



Thưởng thức


Khi ăn bánh tét, người ta dùng dao sắc cắt ngang đòn bánh thành từng khoanh rồi lột vỏ và dây cột bánh để ăn, nhưng cũng thường thấy cách bóc vỏ từ từ và dùng dây lạt buộc bánh để cắt bánh thành từng lát mỏng, tước vỏ đến đâu cắt bánh đến đó. Tay trái cầm bánh, tay phải cầm một đầu lạt và đầu còn lại cắn vào miệng, khoanh tròn lạt quanh bánh đã tước vỏ và tét từng khoanh bánh đơm lên đĩa. Nếu thích ăn ngọt, người thưởng thức có thể chấm bánh với đường kính trắng tinh hoặc thích ăn mặn thì chấm nước mắm loại ngon như nước mắm Phú Quốc, hoặc nước mắm Nha Trang đác biệt nữa là mắm rươi Trà Vinh. Để đỡ ngán, Bánh cũng có thể được rán qua trong chảo mỡ cho lớp vỏ ngoài chín vàng giòn.
Bánh tét - hương vị dân tộc 250px-Banh_tet_chien


Đặc sản địa phương


Bánh tét Trà Vinh có từ lâu đời, là một loại bánh đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh với hương vị rất thơm ngon và rất dẻo[9]. Các chủ làm bánh tại địa phương này, như bánh Tét dì Năm tại phường 4, bánh tét dì Chín tại phường 6, bánh tét dì Ba tại kinh xáng múc, đều chọn nguyên liệu có chất lượng cao như nếp (thường là nếp sáp), thịt ba rọi, đậu xanh ngon.

Bánh tét - hương vị dân tộc 250px-Banh_tet_chien
Đọc xong là thấy thèm rùi! Bánh tét - hương vị dân tộc Icon_biggrin